Việc tính thu nhập từ chuyển nhượng vốn có thể khá phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố kế toán đặc thù. Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, kê khai hay nộp thuế, hãy liên hệ ngay luật sư A+ qua email: contact@apluslaw.vn hoặc qua sđt: 0899511010 để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.
Bạn có biết thu nhập từ chuyển nhượng vốn cũng phải nộp thuế? Bài viết này, Luật A+ sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về khái niệm thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty, các quy định cần nắm vững để bạn xác định thu nhập tính thuế khi chuyển nhượng một cách hiệu quả và hợp pháp.
1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty là gì?
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty là khoản thu nhập cá nhân nhận được từ hoạt động chuyển nhượng vốn theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Nói cách khác, đây là khoản tiền hoặc lợi nhuận mà một cá nhân hoặc tổ chức nhận được khi bán lại phần vốn góp của mình cho người khác.
Cụ thể, thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp bao gồm phần chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá gốc (chi phí ban đầu bỏ ra để mua vốn góp). Thu nhập này sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, tùy thuộc vào chủ thể chuyển nhượng là cá nhân hay tổ chức và phải tuân theo các quy định của pháp luật về thuế và kinh doanh.
Việc chuyển nhượng này có thể giúp các nhà đầu tư thay đổi hoặc rút vốn, đồng thời cung cấp cơ hội cho người khác tham gia vào công ty, tạo ra những thay đổi trong cơ cấu sở hữu và quản lý công ty.
2. Xác định thu nhập để đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp
Các xác định thu nhập tính thuế TNDN được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
Điều 14. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
(…)
2. Căn cứ tính thuế:
a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua của phần vốn chuyển nhượng – Chi phí chuyển nhượng”
Trong đó:
Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
- Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định.
Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau:
- Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chế độ kế toán có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm chuyển nhượng.
Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền).
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
3. Xác định thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp
Bạn có thể tự tính toán mức thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn dựa trên công thức được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Điều 11. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.
(…)”
Như vậy, Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua – Chi phí liên quan. Trong đó:
Giá chuyển nhượng
- Là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
- Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Giá mua (Giá mua của phần vốn chuyển nhượng)
- Là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn, bao gồm:
Trị giá phần vốn góp | Giải thích + Cách xác định |
Trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp | Là trị giá phần vốn góp tại thời điểm góp vốn, được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ. |
Trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung | Là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ sung, được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ. |
Trị giá phần vốn do mua lại | Là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế. |
Trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn | Là giá trị lợi tức ghi tăng vốn. |
Các chi phí liên quan được trừ
Là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:
- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.
- Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
- Là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
- Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
4. Quy định về thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp
Sau khi tính được số tiền đóng thuế TNCN thì lấy mức này nhân với thuế suất theo từng trường hợp thì có thể tính được mức thuế TNCN đối với việc chuyển nhượng vốn góp. Cụ thể cách tính và thuế suất được trình bày tại bài viết: Quy định về thuế chuyển nhượng vốn trong công ty/ doanh nghiệp (cập nhập 2024)
5. Dịch vụ tư vấn chuyển nhượng vốn góp trong doanh nghiệp
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề về chuyển nhượng vốn góp bao gồm các dịch vụ sau:
- Tư vấn pháp lý về điều kiện và quy trình chuyển nhượng, đảm bảo tuân thủ Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
- Soạn thảo các tài liệu như hợp đồng chuyển nhượng, biên bản họp, và hồ sơ thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đại diện khách hàng làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo dõi quá trình xử lý và giải quyết vướng mắc.
- Tư vấn và thực hiện kê khai, nộp thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng.
- Tư vấn, hỗ trợ cập nhật thông tin doanh nghiệp và tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh.
Lý do chọn Luật A+:
Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm
Đội ngũ luật sư của Luật A+ đều là các luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra các luật sư A+ đã chinh chiến và dày dạn kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.
Thấu hiểu
Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ hết mức 24/7 từ chuyên môn đến sự an tâm tâm lý. Vì thế chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.
Cam kết đến cùng
Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể sẽ không thuận lợi và bằng phẳng. Hành trình đó có thể phải trải qua nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi nào công lý, công bằng được thực hiện.
Tôi là Luật sư Nguyễn Duy Anh
Email: anh@apluslaw.vn
Phone: 0939698142
Website: https://apluslaw.vn/nguyen-duy-anh.html
Số thẻ Luật sư: 10674/LS
1. Học vấn:
Cử nhân, Đại học Luật Tp.HCM, 2011.
Thạc sỹ Chính sách Công, Đại học Fulbright, 2021.
2. Kinh nghiệm làm việc:
Luật Trí Minh, văn phòng HCM từ 2011-2021:
- (2011-2013) _ chức vụ Chuyên viên tư vấn;
- (2013-2014) _ chức vụ Trưởng phòng doanh nghiệp;
- (2014-2021) _ chức vụ Phó Giám đốc.
Luật A+, văn phòng HCM từ 2021 – nay:
- (2021 – nay) _ chức vụ Giám đốc Luật A+
Nội dung