Home » Bài viết pháp luật » Tình huống thực tế về tội cưỡng đoạt tài sản và hướng xử lý

Tình huống thực tế về tội cưỡng đoạt tài sản và hướng xử lý

Thưa luật sư A+, tôi tên Trương Anh Hào, năm nay 45 tuổi, là một người đam mê tìm hiểu kiến thức pháp luật về mảng hình sự. Trong quá trình học hỏi của mình, tôi gặp phải khó khăn trong việc phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản. Vì vậy, tôi hi vọng luật sư đưa ra tình huống cụ thể trong thực tế về tội cưỡng đoạt tài sản để giúp tôi có thể phân biệt tội này với tội cướp tài sản. Mong luật sư sớm phản hồi, tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư A+ trả lời câu hỏi của khách hàng:

Cảm ơn câu hỏi của anh Hào, để giải đáp thắc mắc của mình, luật sư A+ xin mời anh cùng theo dõi ngay bài viết sau đây.

1. Tội cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
tình huống tội cưỡng đoạt tài sản 01
Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, theo quy định trên, hành vi cưỡng đoạt tài sản được xác định với 02 nhóm hình vi chính là: (i) hành vi de doạ dùng vũ lực uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản và (ii) thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:

  • Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.
  • Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).

Kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong hai hành vi nêu trên thì đã cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Xem thêm bài viết: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Cần làm gì khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

2. Tình huống thực tế về tội cưỡng đoạt tài sản

Bản án số 14/2022/HS-ST ngày 04/03/2022 của Toà án nhân dân huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định:  Xuất phát từ việc giao dịch dân sự vay mượn tiền giữa Đỗ Mạnh V và Trần Văn H; mặc dù không trực tiếp cho V vay nhưng D nhiều lần vào các ngày 10 và 15/9/2020 có lời lẽ, hành động đe dọa bà Bùi Thị Y yêu cầu trả số tiền V vay của H; đỉnh điểm là ngày 18/9/2020 Trần Đức D rủ Phạm Việt A cùng đồng bọn làm đám ma giả cho V mặc dù V còn sống, vừa đi vừa kêu gào khóc lóc trên trục đường chính xã Nam Thái, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại địa phương, mục đích là gây sức ép buộc gia đình bà Y trả cho D số tiền 20.000.000 đồng của D trong khoản Đỗ Mạnh V vay Trần Văn H.

3. Giải quyết tình huống tội cưỡng đoạt tài sản

Tại phần nhận định, Toà án nhận định như sau:

  •  Xét về hành vi của các bị cáo Trần Đức D và Phạm Việt A thấy rằng: Lời khai nhận tội của các bị cáo phù với lời khai của bị hại, người làm chứng, và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tranh tại phiên tòa. Như vậy, có đủ cơ sở kết luận: Xuất phát từ việc giao dịch dân sự vay mượn tiền giữa Đỗ Mạnh V và Trần Văn H; mặc dù không trực tiếp cho V vay nhưng D nhiều lần vào các ngày 10 và 15/9/2020 có lời lẽ, hành động đe dọa bà Bùi Thị Y yêu cầu trả số tiền V vay của H; đỉnh điểm là ngày 18/9/2020 Trần Đức D rủ Phạm Việt A cùng đồng bọn làm đám ma giả cho V mặc dù V còn sống, vừa đi vừa kêu gào khóc lóc trên trục đường chính xã Nam Thái, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại địa phương, mục đích là gây sức ép buộc gia đình bà Y trả cho D số tiền 20.000.000 đồng của D trong khoản Đỗ Mạnh V vay Trần Văn H. Vì vậy hành vi của Trần Đức D và Phạm Việt A đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 170 Bộ luật hình sự.
  • Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã không những xâm phạm đến quan hệ sở hữu và tinh thần của sở hữu chủ được pháp luật bảo vệ, mà còn làm ảnh hưởng xấu tới trật tự trị an tại địa phương, gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Bản thân các bị cáo là người có đầy đủ năng lực pháp luật hình sự, nhận thức rõ hành vi mình thực hiện là sai trái, nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Từ đó, Toà án quyết định:

  • Tuyên bố các bị cáo Trần Đức D và Phạm Việt A phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
  • Áp dụng điểm đ khoản 2 và khoản 5 Điều 170; điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt bị cáo Trần Đức D 42 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam 11/10/2021; Phạt bổ sung Trần Đức D 10.000.000 đồng để sung Ngân sách nhà nước.
tình huống tội cưỡng đoạt tài sản 02
Hướng giải quyết tội cưỡng đoạt tài sản của Tòa án.

Xem thêm bài viết: Chiếm giữ trái phép tài sản là gì? Phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản có bị phạt tù không?

4. Phân biệt Tội cướp tài sản và Tội cưỡng đoạt tài sản

Đối với Tội cướp tài sản được thực hiện bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Ở tội danh này, người phạm tội phải có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản là yếu tố cấu thành tội phạm bắt buộc.

Đối với tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện bằng hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần, buộc người có trách nhiệm về tài sản giao nộp tài sản nếu không giao nộp tài sản họ sẽ bị áp dụng dùng vũ lực hoặc sẽ bị gây thiệt hại đến nhân thân.

Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản. Tội cướp tài sản đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực còn tội cưỡng đoạt tài sản đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản. Trường hợp đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì định tội là cướp tài sản; còn đe dọa sẽ dung vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì định tôi là cưỡng đoạt tài sản.

Xem thêm bài viết: Phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm? (cập nhập 2023)

5. Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề hình sự bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự;
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án.

Lý do chọn Luật A+:

Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm

Đội ngũ luật sư của Luật A+ đều là các luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra các luật sư A+ đã chinh chiến và dày dạn kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.

Thấu hiểu

Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ hết mức 24/7 từ chuyên môn đến sự an tâm tâm lý. Vì thế chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.

Cam kết đến cùng

Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể sẽ không thuận lợi và bằng phẳng. Hành trình đó có thể phải trải qua nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi nào công lý, công bằng được thực hiện.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp cho anh Hào cũng như quý khách hàng hiểu hơn về tội cưỡng đoạt tài sản và phân biệt được tội phạm này với tội cướp tài sản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ để được hỗ trợ và tư vấn.

Các bài viết cùng lĩnh vực
system 08/08/2021