Chào luật sư A+, tôi là Hồ Thanh Tài, hiện tôi đang vướng phải tranh chấp về thừa kế, cụ thể: Tháng 3/2022, mẹ tôi mất có để lại di sản là một mảnh đất cho chị em tôi nhưng không có di chúc. Ngay sau đó, chị tôi đã đề nghị chia ⅔ di sản của mẹ cho chị và đương nhiên tôi không đồng ý. Từ đó, đã xảy ra tranh chấp về vấn đề chia di sản thừa kế giữa chúng tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi thời hiệu để tôi khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
A+ trả lời câu hỏi của khách hàng:
Trong trường hợp của anh Tài, thời hiệu để anh có thể yêu cầu chia di sản mà mẹ anh để lại cho hai chị em là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (do mảnh đất là bất động sản). Thời điểm mở thừa kế trong trường hợp này là thời điểm mà mẹ anh qua đời.
Xem thêm chi tiết thời hiệu khởi kiện thừa kế và thời điểm mở thừa kế qua bài viết sau.
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế?
Thời hiệu thừa kế được quy định chi tiết tại Điều 623 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Xem thêm bài viết: Án phí tranh chấp thừa kế
2. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và hạn chế phân chia di sản
Căn cứ Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau:
- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Một số trường hợp quy định tại Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 về hạn chế phân chia di sản thừa kế:
- Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
- Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
3. Thời hiệu khởi kiện thừa kế di sản
Theo quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện thừa kế là thời hiệu thừa kế theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tuy nhiên, cần lưu ý những trường hợp đặc biệt mà thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện hoặc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, cụ thể:
3.1. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây: a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Xem thêm bài viết: Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế
3.2. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Trong một số trường hợp, mặc dù đã hết thời hiệu khởi kiện nhưng pháp luật cho phép được bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
- Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
- Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
- Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện nêu trên.
3.3. Thời hiệu chỉ được áp dụng theo yêu cầu của một bên hoặc các bên
Một trong những quy định quan trọng về áp dụng thời hiệu được quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 là “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”.
Như vậy, có thể hiểu rằng, trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án vẫn giải quyết vụ án. Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu thì phải làm rõ thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết.

Xem thêm bài viết: Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế
4. Xác định thời hiệu thừa kế và thời điểm tính thời hiệu thừa kế
Như đã đề cập ở trên thời hiệu thừa kế là thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế.Để quý khách hàng hình dung đơn giản về thời điểm mở thừa kế, luật sư A+ xin cung cấp bảng sau:
Thời điểm mở thừa kế
| Trước ngày 10/9/1990 | Trước ngày 01/7/1991- (di sản là nhà ở không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) | Trước ngày 01/7/1991- (di sản là nhà ở có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) | Từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017 |
Xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu/không tính thời hiệu | Thời hiệu từ ngày 10/9/1990 | Từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện | Từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-9-2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện | Thời hiệu kể từ thời điểm mở thừa kế |
Căn cứ | Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Nghị quyết số 02/HĐTP | Khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 | Khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 | Điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 |
Ghi chú | Mặc dù Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 quy định đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này (30/8/1990) thì thời hạn được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này (10/9/1990). Tuy nhiên, Nghị quyết số 02/HĐTP hướng dẫn “đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990”. | Ngoài trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản thừa kế là nhà ở trước ngày 01/7/1991; cần lưu ý những trường hợp mà thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 và bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2015. |
Xem thêm: Tranh chấp thừa kế
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời hiệu thừa kế và thời điểm tính thời hiệu thừa kế sẽ khác nhau. Ngoài ra cũng cần lưu ý trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện hoặc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện để xác định đúng thời hiệu khởi kiện.
5. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật A+
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ luật A+ cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:
- Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
- Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
- Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
- Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
- Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
- Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.
Lý do chọn Luật A+:
Kết quả bền vững.
Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.
Sự tử tế.
Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.
Chuyên môn vững.
Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.
Khách hàng 0 Đồng.
Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.