VỤ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VU KHỐNG SẢN PHẨM CÔNG TY B.A
Làm gì để bảo vệ thương hiệu công ty khi đối thủ hoặc antifan cố tình bôi nhọa làm sai lệch hình ảnh của sản phẩm trên mạng xã hội. Việc bảo vệ thương hiệu cũng phải tinh tế để không gây ác cảm cho người dùng là cố tình trù dập khách hàng. Luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn và thực hiện thành công xử lý khủng hoảng bằng biện pháp ngăn chặn hành vi bôi nhọa trên internet đồng thời không làm xấu đi hình ảnh khách hàng trước công luận.
[NỘI DUNG CHÍNH VỤ VIỆC]
Công ty B.A phát hiện website https://bdc.vn/ đã đăng công khai một bài viết với nội dung có kết luận quy chụp, thiếu căn cứ xác đáng, thông tin so sánh không có cơ sở gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế thương hiệu sản phẩm BZ của CÔNG TY B.A
Công ty B.A đã nhờ luật sư Nguyễn Duy Anh để tư vấn xử lý sai phạm trên của website https://bdc.vn/
[VẤN ĐỀ PHÁP LÝ]
Các vấn đề pháp lý mà luật sư A+ phải giải quyết cho khách hàng:
- Xác định chứng cứ vi phạm
- Chế tài cho hành vi làm thiệt hại uy tín hình ảnh của công ty B.A
[HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA LUẬT SƯ]
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Luật an ninh mạng năm 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng là: Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Căn cứ theo các nội dung được đăng tải thì trang https://bdc.vn/ do bà N.B.M chịu trách nhiệm nội dung có các hành vi vi phạm quy định pháp luật cụ thể như sau:
Thứ nhất, Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội và an ninh mạng:
Trang https://genk.vn/ do bà N.B.M chịu trách nhiệm nội dung đã cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc và vu khống, không có căn cứ về B.A và sản phẩm Bphone của B.A trong bài viết trên không gian mạng, hoàn toàn gây ra hiểu nhầm về các thông tin sản phẩm của B.A, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế của tổ chức B.A trên không gian mạng vi phạm quy định pháp luật theo Điều 8, 16, 18 Luật an ninh mạng năm 2018 cụ thể:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
- Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
…
- d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
…
- b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Điều 18. Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
- Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:
- a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;”
Thứ hai, Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet
Căn cứ vào hoạt động thực tế của website https://bdc.vn/ luật sư Nguyễn Duy Anh nhận thấy, trang web này là trang thông tin điện tử tổng hợp của một doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
Tuy nhiên, tại bài viết về B.A cụ thể là bài viết liên quan đến sản phẩm điện thoại Bphone của chúng tôi không thể kiểm tra được thông tin cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin.
Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.”
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì:
“Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử
Trang thông tin điện tử được phân loại như sau:
..
- Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó…”
Căn cứ theo điểm d) khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì:
“Điều 5. Các hành vi bị cấm
- Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
…
- d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;…”
Như vậy, các hoạt động trên trang https://bdc.vn/ là hoạt động của một trang thông tin điện tử tổng hợp nhưng có các hành vi vi phạm quy định cấm của một trang thông tin điện tử tổng hợp.
Các sư phạm trên thì luật sư A+ đã tư vấn cho khách hàng gửi đơn tố cáo lên Sở Thông tị và truyền thông để xử lý hành vi bị cấm khi sử dụng không gian mạng, sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo quy định tại khoản 1, 3 Điều 101 và khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cụ thể:
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
- a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
…
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”
Sau vụ việc thì trang web vi phạm đã bị phạt tiền, buộc gỡ bài viết và xin lỗi công khai công ty B.A.