VỤ ÁN GIẤY ỦY QUYỀN CÓ NỘI DUNG DI CHÚC
1. Nội dung vụ án
Ông A có 6 người con, trong đó có hai người con trai tên là N và H. N có 3 người con, trong đó có anh T. H không có gia đình. Ông A chia đất cho các con, sau đó cháu T về sống cùng bác H từ nhỏ. Bác H chết năm 60 tuổi, lúc đó vẫn sống cùng cháu T. Bác H có làm giấy ủy quyền nhà đất của mình cho cháu T (không công chứng, có người làm chứng) trong đó có nội dung sau khi tôi mất thì cháu T sẽ nhận căn nhà để thờ cúng tôi, không anh chị em nào được tranh chấp. Tuy nhiên, sau khi bác H mất thì ông N (anh trai H) đến giành ngôi nhà và đuổi cháu T ra ngoài. Anh T đến luật A+ nhờ giúp đỡ.
Vấn đề của vụ án: Giấy ủy quyền nhưng có nội dung để lại di sản sau khi chết thì có được xem là di chúc?
2. Cách xử lý của luật sư A+
Luật sư A+ tư vấn cho anh T các quy định của pháp luật về di chúc. Căn cứ vào Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc như sau:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy, giấy ủy quyền có nội dung để lại di sản sau khi mất thì đó là di chúc.
Giấy ủy quyền được lập văn bản và có người làm chứng thì đã đáp ứng về hình thức của di chúc theo Điều 627, 628 Bộ luật dân sự
Điều 627. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Như vậy, tên văn bản không có giá trị quyết định mà nếu nội dung thể hiện ý chí của người sống để lại di sản sau khi chết sẽ có giá trị như di chúc hợp pháp.
Luật sư đã tư vấn thân chủ chuẩn bị những lời khai xác nhận của những người anh em lúc còn bác H còn sống có tuyên bố miệng là để lại cho cháu để chứng minh ý chí của bác H về vấn đề để lại tài sản cho cháu T. Thu thập chứng cứ của người làm chứng để củng cố thêm tính xác thực của nội dung giấy ủy quyền.
3. Kết quả đạt được
Cuối cùng, Tòa án đã công nhận di chúc thể hiện trong giấy ủy quyền của người cháu và tuyên người cháu được sở hữu căn nhà của Bác ruột. Bài học nếu có sự thật thì sẽ có nhiều cách để chứng minh, mang sự thật thì có thể đi khắp nơi và nếu kiên trì thì sẽ thành công.