VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG)
1. Nội dung vụ án
Ông T và bà H có quan hệ cột chèo. Năm 2021, hai người có mâu thuẩn trong gia đình, bà H thường xuyên chửi mắng ông T bà từ ngữ khá thậm tệ. Cuối năm 2020, trong một trận cãi vã thì bà H có cầm dao ra nhằm mục đích gây thương tích cho ông T, ông T đã nhặt đoạn cây đánh trúng tay bà H. Sau khi giám định thương tật thì Trung tâm giám định pháp y cho kết quả là 23%.
Cơ quan điều tra TP VT đã tiến hành khởi tố vụ án và tạm giam ông T vì tội cố ý gây thương tích bị truy cứu theo khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 với mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù.
Vấn đề của vụ án: Việc ông T dùng cây đánh trúng tay bà H thì là cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng? Hãy cùng Luật sư hình sự của Luật A+ tìm hiểu!
2. Cách xử lý của luật sư A+
Căn cứ vào Điều 22 Bộ Luật Hình sự 2015, quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Do đó, khi so vào thực tế vụ án, Luật sư A+ đã nhận định các tình tiết sau:
- Về tương quan vũ khí thì bà H có cầm dao còn ông T nhặt đoạn cây ven đường
- Ông T đã 70 tuổi nên việc bỏ chạy khi bà H đang cầm dao xông tới có khả năng dẫn đến việc bị đâm phía sau lưng
- Vết thương ông T đánh ở vị trí tay nhằm mục đích làm rơi vụ khí của bà H để loại bỏ khả năng gây sát thương cho bản thân
- Sau khi loại bỏ vũ khí thì ông T chạy đi chứ không gây thương tích vào những vùng khác của bà T, nếu cố ý gây thương tích thì đã ở lại để đánh bà H khi bà H đã rơi vũ khí
Do đó, luật sư đã tìm những chứng cứ để chứng minh tình hình sức khỏe ông T, cung cấp lời khai của ông T và những người xung quanh để chứng minh các tình tiết phòng vệ của ông T.
Ngoài ra, nhận thấy vụ án chưa tiến hành thực nghiệm điều tra nhắm làm rõ tình tiết về hướng đánh cũng như tình thế của ông T khi bà H cầm dao xông tới, đây là các tình tiết mang ý nghĩa quyết định của vụ án nên luật sư A+ đã đề nghị cơ quan điêu tra tiến hành thực nghiệm lại hiện trường theo Điều 204 Bộ luật tố tụng dân sự 2014.
Điều 204. Thực nghiệm điều tra
- Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác. - Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
- Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia. - Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
3. Kết quả đạt được
Vụ án trên đã được Tòa tuyên hành vi ông T là phòng vệ chính đáng và không phải là tội phạm.