TƯ VẤN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CÔNG TY SN VỚI S.N Việt Nam
Công ty nước ngoài muốn nhượng quyền thương mại (franchise) tại Việt Nam thì cần phải thực hiện như thế nào. Luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn cho khách hàng thành công trong việc nhượng quyền thương mại cho chính công ty con tại Việt Nam.
[NỘI DUNG CHÍNH VỤ VIỆC]
Công ty S.N là công ty NewZealand chuyên về sản xuất mua bán pin năng lượng mặt trời. Công ty đã thành lập công ty con tại Việt Nam là công ty S.N VN. Công ty S.N muốn nhượng quyền thương mại mô hình kinh doanh pin mặt trời kèm nhãn hiệu pin mặt trời S.N cho công ty con tại Việt Nam là công ty S.N VN sử dụng.
[VẤN ĐỀ PHÁP LÝ]
Công ty S.N đã đến nhờ Luật sư Nguyễn Duy Anh để giải quyết các vấn đề sau:
- Điều kiện để nhượng quyền thương mại tại Việt Nam;
- Các thủ tục thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại;
- Thuế thu nhập của hoạt động nhượng quyền thương mại công ty S.N
[HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA LUẬT SƯ]
Hoạt động nhượng quyền thương mại của công ty nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật thương mại và quy định của Nghị định 120/2011/NĐ-CP
Điều 284. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
(Luật thương mại 2005)
Điều 17. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Điều 5 Điều kiện bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Điều 6 Điều kiện bên nhận quyền
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
(Nghị định 120/2011)
Luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn cho công ty S.N trước khi tiến hành nhượng quyền thương mại tại Việt Nam thì họ cần đăng ký nhãn hiệu để nhà nước Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu cho họ trong lãnh thổ Việt Nam.
Tiếp theo đó họ sẽ đăng ký nhượng quyền thương mại với Bộ công thương để chính thức chuyển giao cho công ty con tại Việt Nam và nhận thù lao nhượng quyền từ công ty con một cách hợp pháp.
Về thuế của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam thì công ty nhận nhượng quyền tại Việt Nam có trách nhiệm kê khai và đóng hộ công ty nhượng quyền nước ngoài.