TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIỮA CÔNG TY R.VN VÀ CÔNG TY P
Bên bán đã sơ suất trong khâu kiểm tra hàng hóa mà đã quy định nghĩa vụ rõ ràng tại hợp đồng. Việc phát hiện lỗi sai cũng đã quá muộn để có thể khắc phục mà không phát sinh những thiệt hại không đáng có. Luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn và đại diện khách hàng để bảo vệ quyền lợi bên mua thành công tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
[NỘI DUNG CHÍNH VỤ VIỆC]
Công ty TNHH R.VN (sau đây gọi tắt là công ty R) là đơn vị cung cấp bao bì sản phẩm kẹo (thùng tin) có in nhãn TULA bằng tiếng Trung Quốc cho Công ty TNHH P (sau đây gọi tắt là công ty P) do công R sản xuất. Hợp đồng có điều khoản kiểm tra hàng hóa qua 3 vòng, chỉ những hàng hóa đã đóng dấu Q.C mới được công ty P chấp nhận.
Tranh chấp xảy ra khi công ty P đã xuất hàng hóa đi cho đối tác nước ngoài thì bị trả lại do đối tác nước ngoài phát hiện nhãn hàng hóa ghi sai từ TULA sang TUHA. Công ty P đã không thanh toán tiền hàng của công ty R vì lý do trên.
Công ty R đã khởi kiện tại VIAC để yêu cầu thanh toán công nợ.
[VẤN ĐỀ PHÁP LÝ]
Công ty P có lỗi trong việc kiểm tra hàng hóa? Công ty R có được miễn trách nhiệm trong vụ này?
[HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA LUẬT SƯ]
Quy định về kiểm tra hàng hóa được thể hiện ở Điều 3.6(i) của hợp đồng.
Việc kiểm tra hàng hoá được thực hiện tại kho nhận hàng của Bên Mua, nếu lô hàng không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách theo Hợp đồng thì Bên Mua có quyền từ chối nhận hàng và không chịu khoản phí phát sinh nào.
Quy định về nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa được quy định tại Điều 44 của Luật thương mại 2005
Điều 44. Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Khi tiếp nhận vụ án, Luật sư Nguyễn Duy Anh đã nhận thấy nhãn hàng hóa không phải khiếm khuyết ẩn giấu mà là khiếm khuyết có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc khai thác vào lỗi kiểm tra hàng hóa của bên mua là mấu chốt để giải quyết vụ án.
Bằng lập luận, luật sư đã chứng minh với 3 vòng kiểm tra hàng hóa thì bên mua đã có thể phát hiện lỗi về nhãn hàng hóa. Việc bên mua không phát hiện sai nhãn là lỗi của bên mua và đây là khiếm khuyết phải biết của bên mua trong quá trình kiểm tra hàng hóa.
Để bên bán được miễn trừ lỗi về hàng hóa thì cần chứng minh thêm về việc “bên mua không thông báo cho bên bán trong thời gian hợp lý sau khi kiểm tra hàng hóa”. Trong vụ án này, bên mua chỉ biết sau khi đã xuất hàng hóa sang Trung Quốc, phải mất 2 tháng để thông báo về lỗi cho bên mua. Sau khi nhận hàng lỗi thì các thùng tin cũng đã bị biến dạng, dẫn đến để khắc phục hàng lỗi phải thay cả thùng tin chứ không chỉ thay nhãn dán. Nếu bên mua báo lại khiếm khuyết trước khi hàng hóa được xuất đi thì sẽ chỉ thay nhãn dán và cũng không phá sinh các thiệt hại về phí vận chuyển hàng hóa đi về Việt Nam, thiệt hại về thay cả bao bì, thiệt hại về thuê nhân công.
Luật sư Nguyễn Duy Anh đã chứng minh cho bên mua và các trọng tài viên việc bên mua báo lại cho bên bán trong thời gian không được xem là hợp lý theo Điều 44.4 của Luật thương mại.
Do đó, bên bán được miễn nghĩa vụ liên quan đến khiếm khuyết hàng hóa do bên mua đã không kiểm tra kỹ hàng hóa và không thông báo trong thời gian hợp lý.