THÀNH LẬP DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẬP ĐOÀN L.T TẠI VIỆT NAM
Việt Nam chưa cam kết mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, đặc biệt là quốc gia không nằm trong bất cứ Hiệp định hoặc tổ chức thương mại quốc tế nào. Luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn thành công cho nhà đầu tư trong việc lập dự án bất động sản tại Việt Nam.
[NỘI DUNG CHÍNH VỤ VIỆC]
Tập đoàn L.T thuộc bán đảo Scandinavia muốn đầu tư dự án kinh doanh bất động sản tại Hồ Chí Minh. Tập đoàn L.T đã liên hệ luật sư Nguyễn Duy Anh để nhờ tư vấn các vấn đề pháp lý để xin chấp thuận dự án của mình
[VẤN ĐỀ PHÁP LÝ]
Đối với một dự án đầu tư nước ngoài thì sẽ phát sinh các vấn đề pháp lý cần giải quyết như sau:
- Quốc tịch của doanh nghiệp đó có nằm trong các hiệp định đầu tư của Việt Nam với quốc gia đó?
- Ngành nghề nhà đầu tư kinh doanh có bị cấm hoặc hạn chế
- Làm cách nào để chuyển tiền đâu tư và rút vốn an toàn?
[HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA LUẬT SƯ]
Sau khi luật sư Nguyễn Duy Anh tiếp nhận vụ việc đã kiểm tra tư cách pháp lý của tập đoàn L.T. Theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết thì Bán đảo Scandinavia chưa là thành viên hoặc ký hiệp định song phương với Việt Nam.
Để được hưởng quyền đầu tư do Việt Nam đã cam kết với các quốc gia là thành viên của tổ chức thương mại hoặc các quốc gia mà Việt Nam có hiệp định song phương với Việt Nam thì quốc tịch nhà đầu tư phải là các quốc gia đó.
Luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn cho tập đoàn L.T khắc phục yếu điểm về quốc tịch bằng cách lập một công ty con ở Singapore hoặc HongKong, đó là những nơi không hạn chế về đầu tư nước ngoài mà quốc gia nào cũng có thể lập công ty con ở đó. Tập đoàn L.T đã chọn Singapore để lập công ty con và lấy công ty con này để xin dự án ở Việt Nam.
Quy định về phạm vi đầu tư ngành bất động sản tại Việt Nam được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể tại Điều Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản, theo đó nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện các dự án Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
Điều 11. Phạm vi kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
- a) Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- b) Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
- c) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật đó;
- d) Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
đ) Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- e) Đối với đất nhận chuyển nhượng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- g) Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;
- h) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- i) Nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật đó.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
- a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này;
- b) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- c) Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đấ
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
- a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, h khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
- b) Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Dựa vào quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản của Việt Nam, luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn cho tập đoàn L.T xin giấy phép kinh doanh bất động sản ở Việt Nam với 3 lĩnh vực đã được Luật cho phép.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư được phép chuyển tiền về Việt Nam theo số vốn đã đăng ký. Trường hợp rút vốn về chỉ áp dụng sau hai năm và công ty đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ tại Việt Nam.
Điều 87. Tăng, giảm vốn điều lệ
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyếtđịnh hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
- Trường hợp tăng vốn điềulệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
- a) Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
- b) Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
- a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
- b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.
Tập đoàn L.T mong muốn được rút vốn về trước 2 năm trong trường hợp môi trường đầu tư có những rủi ro không thể lường trước. Với yêu cầu này thì luật sư Nguyễn Duy Anh cũng đã tư vấn cho nhà đầu tư góp vốn theo hình thức công ty mẹ cho công ty con vay với thời hạn 2 năm và được nhận lại vốn bất cứ lúc nào.