SỞ HỮU TRÍ TUỆ – TRANH CHẤP NHÃN HIỆU CÔNG TY N.P VÀ A.Z
Làm gì khi nhãn hiệu của mình bị đơn vị khác sử dụng và thu lợi trái phép. Luật sư Phùng Thị Huyền và Luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn khách hàng bảo vệ thành công quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu và nhận bồi thường thiệt hại do bên vi phạm đã sử dụng trái phép nhãn hiệu.
[NỘI DUNG CHÍNH CỦA VỤ VIỆC]
Công ty N.P đã đăng ký nhãn hiệu AZN cho dòng sản phẩm mình sản xuất. Công ty A.Z cũng đăng ký nhãn hiệu AZAN cho dòng sản phẩm giống công ty Đ.P. Cả hai nhãn hiệu của hai công ty đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ.
Tranh chấp phát sinh khi công ty AZ sử dụng nhãn hiệu AZAN với một vài họa tiết trùng với nhãn hiệu AZN.
Công ty N.P đã gặp luật sư Phùng Thị Huyền và Luật sư Nguyễn Duy Anh đề nghị xử lý vi phạm nhãn hiệu của công ty A.Z
[VẤN ĐỀ PHÁP LÝ]
Công ty N.P đã đến nhờ luật sư Phùng Thị Huyền và Luật sư Nguyễn Duy Anh để giải quyết các vấn đề sau:
- Công ty A.Z có xâm phạm nhãn hiệu của công ty N.P hay không?
- Các bước tiến hành khởi kiện tại Tòa như thế nào?
[HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA LUẬT SƯ]
Việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn cần phải thẩm định. Nhận được yêu cầu của công ty N.P thì luật sư cũng chưa có cơ sở khẳng định công ty A.Z có vi phạm về việc xâm phạm quyền của công ty Đ.P đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Chính vì thế, luật sư Phùng Thị Huyền và Luật sư Nguyễn Duy Anh đã tư vấn và đại diện ủy quyền công ty N.P làm việc với Viện khoa học Sở hữu Trí Tuệ (sau đây gọi tắt là VSHTT) để tiến hành giám định theo thẩm quyền được Luật thừa nhận tại Điều 201 Luật SHTT và Nghị định 119/2010/ND-CP.
Sau khi có kết quả thẩm định của VSHTT xác định công ty A.Z có dấu hiệu gây xâm phạm SHTT khi sử dụng nhãn hiệu AZAN có các ký hiệu không được bảo hộ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu AZN đã được Cục SHTT bảo hộ cho công ty N.P. Luật sư Phùng Thị Huyền và Luật sư Nguyễn Duy Anh tư vấn công ty Đ.P tiến hành các bước sau để khởi kiện tại Tòa.
Thứ nhất, cần thu thập toàn bộ hành vi vi phạm của công ty A.Z trên 64 tỉnh thành để làm căn cứ Tòa xác định vi phạm và thiệt hại
Thứ hai, tiến hành kiểm toán để xác định doanh thu bị mất đối với các khu vực giảm doanh số có liên quan đến việc công ty A.Z cạnh tranh.
Vụ án sau đó đã được tòa án thụ lý và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty N.P, yêu cầu công ty A.Z chấm dứt hành vi vi phạm, thu hồi hàng hóa đã lưu thông có vi phạm và bồi thường thiệt hại cho công ty N.P.