Home » PHÂN TÍCH DẤU HIỆU TỘI GIẾT NGƯỜI

PHÂN TÍCH DẤU HIỆU TỘI GIẾT NGƯỜI

Ngày đăng

19 Tháng Mười, 2022

HÌNH SỰ

1. TỘI GIẾT NGƯỜI

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng con người một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người và bị pháp luật trừng trị.

Căn cứ điều 123 Bộ luật hình sự 2015, tội giết người được quy định như sau:

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Giết 02 người trở lên;b) Giết người dưới 16 tuổi;c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;n) Có tính chất côn đồ;o) Có tổ chức;p) Tái phạm nguy hiểm;q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI GIẾT NGƯỜI

Cần phân tích các yếu tố để xem hành vi của một người có cấu thành tội giết người được quy định trong Bộ luật hình sự hay không, tức đang xem xét hành vi pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi.

2.1 Yếu tố chủ thể thực hiện hành vi phạm tội:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 12 và Điều 123 BLHS năm 2015 thì chủ thể của Tội giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Theo quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 thì tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Một người được coi là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thoả mãn hai dấu hiệu: Dấu hiệu y học, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động thần kinh và dấu hiệu tâm lý, mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi.

Người mắc bệnh trong trường hợp này: 1) Hoặc không còn năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội, không còn năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện đúng hay sai, được làm hay không được làm… Vì vậy, họ cũng không còn năng lực kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội; 2) hoặc tuy có năng lực nhận thức và năng lực đánh giá tính chất xã hội của hành vi nguy hiểm, nhưng do các xung động bệnh lý khiến họ không thể kiềm chế được hành vi của mình.

Quy định trên cho thấy, người nào tuy mắc bệnh tâm thần, nhưng không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì không được coi là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Đây thực chất là trường hợp năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế – một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm l khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. 

2.2 Yếu tố hậu quả do hành vi phạm tội gây ra

Đối với tội giết người thì hậu quả NGƯỜI CHẾT phải xảy ra, trừ một số trường hợp mặc dù chưa gây hậu quả chết người nhưng chủ thể thực hiện hành vi vẫn phải chịu hình phạt về tội này. Đó là khi chủ thể đã thực hiện xong hành vi phạm tội, nhưng do yếu tố khách quan mà hậu quả chưa xảy ra (phạm tội chưa đạt, đã hoàn thành).

2.3 Yếu tố hành vi khách quan (hành vi thực hiện tội phạm)

Đối với tội giết người, hành vi khách quan được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Trường hợp dưới dạng hành động: Người thực hiện hành vi giết người dùng các phương tiện (vũ khí như dao, súng, kiếm, rựa,  gậy, xe máy, oto…v….v….) để tác động mạnh tới những vị trí trọng yếu của một người (đầu, tim, cổ,…v…v…) nhằm mục đích tước đoạt mạng sống một người. Người thực hiện hành vi giết người có thể thực hiện một cách công khai như đâm, chém nhiều nhát hoặc lén lút tinh vi như bỏ thuốc độc vào thức ăn, thả rắn độc vào nhà, v..v… pháp luật không giới hạn cụ thể những hành động nào bị cho là thực hiện hành vi giết người, việc phân tích nhận định để xác định có phải là hành vi khách quan tội giết người hay không phụ thuộc vào phương tiện (vũ khí) thực hiện + vị trí tác động (điểm trọng yếu dễ dàng tước đoạt tính mạng người khác)

Trường hợp dưới dạng không hành động: Chủ thể không thực hiện hành động mà pháp luật yêu cầu phải làm trong khi đủ điều kiện để hành động, thường những chủ thể này hay gắn liền với trách nhiệm nghề nghiệp của họ như lính cứu hoả, bác sỹ, v…v.. ví dụ: Bác sỹ biết rõ bệnh nhân nguy kịch tính mạng, biết rõ có thể cứu chữa nhưng cố tình để mặc bệnh nhân chết.

2.4 Yếu tố mặt chủ quan (yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi)

Chủ thể thực hiện hành vi giết người với lỗi cố ý (Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp)

Lỗi cố ý trực tiếp tức là: Người thực hiện hành vi giết người nhận thức rõ hành vi của mình dẫn tới hậu quả chết người và mong muốn hậu quả chết người xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp tức là: Người thực hiện hành vi giết người nhận thức rõ hành vi của mình có thể dẫn tới hậu quả chết người, tuy không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn tới hậu quả chết người có nhiều điểm tương đồng, trong một số trường hợp rất dễ xác định hai tội danh này nhầm lẫn, ngoài ra, cần xem xét kỹ về định khung hình phạt của Tội giết người Điều 123 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác Điều 134.

3. VÌ SAO CẦN LUẬT A+ THAM GIA BÀO CHỮA NGAY TỪ ĐẦU

Trên thực tế, việc điều tra phá án liên quan đến Tội giết người rất phức tạp, rất dễ xảy ra oan sai vì nạn nhân đã chết, trong một số trường hợp vụ án không có nhân chứng, vì vậy rất cần Luật sư để đồng hành thân chủ, bào chữa, bảo vệ thân chủ tránh oan sai, bị dùng nhục hình, bức cung trong quá trình điều tra. Ngoài ra, Luật sư A+ không chỉ giúp thân chủ mà giúp thân nhân tránh rơi vào những vòng xoáy khổ sở của quá trình tố tụng xảy ra.

Hãng Luật A+ bao gồm những Luật sư dạn dày kinh nghiệm, khả năng pháp lý uyên thâm sẽ giúp thân chủ cũng như người thân vững vàng trước phán quyết liên quan đến số phận pháp lý của mình, đấu tranh để công lý được thực thi, tránh những thiệt hại không đáng có của quá trình kiện tụng xảy ra.

Call Now

Call Now