Home » Bài viết pháp luật » Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Ký kết hợp đồng đặt cọc đã trở thành một trong những hình thức phổ biến trong các giao dịch mua bán nhằm đảm bảo tài sản của người mua sẽ không bị chuyển nhượng cho người khác. Tuy vậy, hợp đồng đặt cọc thường rất dễ xảy ra các tranh chấp. Vậy các bên cần phải giải quyết tranh chấp hợp đặt cọc như thế nào? Cùng luật sư A+ xem ngay bài viết sau.

1. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

2. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là gì?

Căn cứ Điều 328, 385 BLDS 2015, hợp đồng đặt cọc đặt cọc có thể được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên về việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể được hiểu là những bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên liên quan đến hợp đồng đặt cọc. Một số tranh chấp hợp đồng đặt cọc phổ biến như:

  • Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng đặt cọc.
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc.
  • Tranh chấp về phạt cọc và tiền phạt cọc.
tranh chấp hợp đồng đặt cọc 02
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là những bất đồng, xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên liên quan đến hợp đồng đặt cọc.

3. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm thỏa mãn một, một số lợi ích nào đó giữa các bên. Khi phát sinh tranh chấp tức là có ít nhất một bên cho rằng lợi ích của mình trong hợp đồng bị xâm pham. Trong trường hợp này, ngoài việc giải quyết thông qua tòa án, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp khác như: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.

3.1. Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên trong tranh chấp ngồi lại với nhau bàn bạc, thống nhất tháo gỡ các vướng mắc để loại bỏ tranh chấp. Việc thương lượng dựa trên sự thiện chí của các bên mà không có sự xuất hiện của bên thứ ba.

Đây là biện pháp giải quyết tranh chấp không chính thức. Thông thường ngay từ khi mới phát sinh tranh chấp, các bên sẽ tiến hành trao đổi, thương lượng để giải quyết tranh chấp.

3.2. Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải nhằm hỗ trợ, dàn xếp các bên đi đến giải pháp loại bỏ tranh chấp.

Thông thường sau khi biện pháp thương mại bất thành, các bên sẽ tiếp giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà pháp luật có yêu cầu riêng về biện pháp hòa giải. Bên thứ ba tham gia hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức được các bên tin tưởng hoặc cũng có thể là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp.

3.3. Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại (TTTM) là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài và được tiến hành theo Luật Trọng tài Thương mại 2010. Tuy nhiên, không phải lúc nào có thỏa thuận trọng tài thì TTTM cũng có thẩm quyền giải quyết.

3.4. Tòa án

Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng, nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì một bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp (Điều 186 BLTTDS 2015). Tùy vào tình huống cụ thể mà tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể được xác định là tranh chấp dân sự (khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015) hay tranh chấp kinh doanh thương mại (khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015).

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án sẽ tuân theo trình tự thủ tục của BLTTDS 2015. Thực tế cho thấy, phương thức giải quyết không phải lúc nào cũng nhanh chóng mà đôi khi kéo dài nhiều năm.

4. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Theo quy định tại Điều 184 BLTTDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng đặt cọc được xác định theo BLLDS 2015. Căn cứ Điều 429 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 03 kể từ thời điểm biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Theo quy định tại Điều 219 Luật Thương mại 2005, đối với tranh chấp kinh doanh thương mại về hợp đồng đặt cọc thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

tranh chấp hợp đồng đặt cọc 05
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc theo quy định của pháp luật.

5. Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện là những giấy tờ, tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện có thể bao gồm nhưng không giới hạn các loại giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Tài liệu chứng chứ liên quan đến hợp đồng đặt cọc như: Hợp đồng, biên nhận, biên bản làm việc,…
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người khởi kiện là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với người khởi kiện là tổ chức.
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người bị kiện là cá nhân (nếu có); Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với người bị kiện là tổ chức (nếu có).

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể có thêm hoặc không có một trong các loại giấy tờ trên.

6. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc cũng tương tự như các tranh chấp khác sẽ được thực hiện theo các quy định của BLTTDS 2015. Cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện 

Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện một cách đầy đủ và gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Phương thức nộp đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 190 BLTTDS bao gồm:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Trường hợp này, người khởi kiện cần có chữ ký điện tử theo quy định.

Bước 2: Tòa án xem xét đơn khởi kiện

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 190 BLTTDS, trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, Thẩm phán được phân công sẽ:

  • Thông báo nộp tạm ứng án phí đối với trường hợp phải nộp tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện chưa đúng quy định.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác

Bước 3: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án

Căn cứ khoản 3 Điều 195 BLTTDS 2015, Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Căn cứ Điều 196 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn; bị đơn; cơ quan, tổ chức; cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 203 BLTTDS 2015:

  • Đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015: thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 4 tháng, có thể gia hạn thêm 2 tháng.
  • Đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc theo khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015: thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 2 tháng, có thể gia hạn thêm 1 tháng.

Trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trường hợp các bên hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

Sau khi có Bản án sơ thẩm, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

tranh chấp hợp đồng đặt cọc 04
Người khởi kiện thực hiện thủ tục theo trình tự mà pháp luật quy định.

7. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Theo BLTTDS 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc gồm: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thẩm quyền theo vụ việc

Tùy vào chủ thể và mục đích trong hợp đồng mà tranh chấp hợp đồng đặt cọc đó thuộc vào loại tranh nào.

  • Đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc loại vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015.
  • Đối với tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa các chủ thể thuần túy về dân sự thì thuộc loại vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.

Thẩm quyền theo cấp tòa án

Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp hợp đồng đặt cọc.
  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp.

8. Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững, cam kết bảo vệ đến cùng.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Giỏi chuyên môn

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Trên đây là tất cả những thông tin về tranh chấp hợp đồng đặt cọc mà luật sư A+ muốn chia sẻ đến quý khách hàng. Hi vọng khi gặp phải tranh chấp về loại hợp đồng này, quý khách hàng có thể lựa chọn phương hướng giải quyết phù hợp nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ để được hỗ trợ và tư vấn.