Home » Bài viết pháp luật » Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Cũng như các loại hợp đồng khác, hợp đồng có yếu tố nước ngoài cũng có thể xảy ra tranh chấp bất kỳ lúc nào trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quý khách hàng về vấn đề này, luật sư A+ mời quý khách hàng cùng đón xem bài viết về hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài ngay sau đây.

1. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Luật Trọng tài thương mại 2010;
  • Nghị định 22/2017/NĐ – CP.

2. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

3. Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì?

Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài là những mâu thuẫn, bất đồng của các bên trong việc thực hiện giao kết, sửa đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng. Tranh chấp phát sinh khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hay không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng có yếu tố nước ngoài dẫn đến không thể thoả thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng.

tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài 01
Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

4. Các phương thức giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài

Các bên được khuyến khích lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải trước khi đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

4.1. Thương lượng

Đây là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp, vì các bên có thể tự do thỏa thuận về vấn dề tranh chấp và phương hướng giải quyết chung mà hai bên đều có lợi. Hơn nữa, thương lượng chỉ xảy ra trong nội bộ, không có sự tham gia của bên thứ ba. Do đó không cần lo lắng vấn đề bảo mật thông tin. Điều này cũng giúp các bên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí giải quyết. Tuy nhiên phương thức này chỉ đạt được hiệu quả khi các bên cùng đồng thuận và có thiện chí, để thực hiện kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.

4.2. Hoà giải

Tương tự như thương lượng, trong phương thức hòa giải các bên tự do thỏa thuận với nhau và có thể thực hiện thông qua một bên thứ ba (hòa giải viên) để đi đến thống nhất cuối cùng. Bên thứ ba có thể giúp đỡ, làm cán cân pháp lý để giúp đôi bên trong quan hệ tranh chấp tìm được tiếng nói chung. Đồng thời chi phí cho hoà giải cũng không quá cao như những phương thức khác. Tuy nhiên hoà giải cũng như thương lượng đều có cùng một nhược điểm, đó là phụ thuộc vào tính tự nguyện các bên.

4.3. Toà án

Toà án là cơ quan thường được lựa chọn khi giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa, trong trường hợp thương lượng, hòa giải không có hiệu quả. Khi này, đương sự có thể nộp đơn khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền giải quyết, tiến hành nộp tạm ứng án phí. Toà án sau khi xem xét hồ sơ nếu đáp ứng được các điều kiện thì sẽ mở thủ tục để đưa ra xét xử. Toà án sẽ phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, đảm bảo xét xử giải quyết đúng với quy định pháp luật. Bản án quyết định của Toà sẽ được cưỡng chế để thi hành. Tuy nhiên quá trình giải quyết tại Toà án tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc.

4.4. Trọng tài Thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tương đối linh hoạt, tạo quyền chủ động giữa các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo bí mật. Để áp dụng phương thức giải quyết bằng trọng tài, các bên phải thỏa thuận trước về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).Tùy theo mức độ phức tạp và những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn mà các bên có thể chọn loại trọng tài giải quyết. Kết quả của phương thức trọng tài là phán quyết trọng tài, phán quyết này mang tính chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị.

5. Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ do pháp luật nước nào giải quyết?

Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cách xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau:

Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:

  • Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
  • Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
  • Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
  • Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài 02
Đối với từng trường hợp cụ thể, pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ khác nhau.

Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.

Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.

Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.

6. Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững, cam kết bảo vệ đến cùng.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Giỏi chuyên môn

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể xảy đến với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng, luật sư A+ đem đến bài viết trên. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp đỡ được cho quý khi hàng khi có tranh chấp xảy ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ dể được hỗ trợ và tư vấn

Call Now

Call Now