Home » Bài viết pháp luật » 04 bước giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất liền kề (2023)

04 bước giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất liền kề (2023)

Chào luật sư A+, tôi tên là Trịnh Thanh A và chị Nguyễn Thị B là hàng xóm, tôi có trồng cây chĩa cành sang nhà chị B. Vì cho rằng khi mùa mưa bão đến thì có thể gây nguy hiểm cho nhà mình nên chị B nhờ chồng chị là anh Đặng Quốc V chặt cây, anh V đồng ý tỉa cành cây sang nhà chị B nhưng sau 2 ngày mà anh T vẫn không có động thái gì nên chị B tự ý chặt cây. Vậy nay tôi muốn khởi kiện chị B yêu cầu bồi thường thiệt hại vì chặt cây của tôi thì có được không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. 

A+ trả lời câu hỏi của khách hàng:

Căn cứ Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu cho rằng cây có nguy cơ đổ gây thiệt hại cho nhà mình thì chị B phải thông báo với anh A và đề nghị anh A khắc phục hoặc chặt cây, nếu anh A không thực hiện thì chị B mới chặt cây, cụ thể: “Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.”

Trong vụ việc này, chị B muốn chặt cây thì phải thông báo với anh A, nếu anh A không chịu thì chị B mới được chặt cây. Như vậy, trong trường hợp này chị B phải báo cho cơ quan có thẩm quyền chặt cây chứ không được tự ý chặt cây. Việc chặt cây của chị B đã vi phạm khoản 1 Điều 177 nên phải bồi thường thiệt hại cho anh A theo Điều 13 Bộ luật dân sự 2015.

1. Xác định ranh giới bất động sản (đất đai) liền kề 

Giữa các bất động sản sát nhau, liền kề nhau sẽ được phân chia với nhau bằng một đường giới hạn, đó gọi là ranh giới giữa các bất động sản liền kề. Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:

  • Nguyên tắc xác định ranh giới bất động sản: xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
  • Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
  • Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
  • Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc xác định ranh giới thửa đất thông qua cơ quan có thẩm quyền được hướng dẫn, cụ thể như sau:

  • Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.
  • Ranh giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.

Như vậy, mọi chủ thể sở hữu các thửa đất liền kề phải thực hiện nghĩa vụ tôn trọng ranh giới, duy trì ranh giới chung, không được lấn, chiếm thay đổi các mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Đồng thời, ranh giới giữa các thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới, các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải.

giải quyết tranh chấp đất đai liền kề 01

Ranh giới bất động sản liền kề là gì? Giải quyết tranh chấp ranh giới đất đaiXem thêm bài viết: Thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liền kề

Theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: 

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai liền kề

Căn cứ theo quy định tại các Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có thể tóm tắt thủ tục giải quyết tranh chấp như sau:

Bước 1: Các bên tự hòa giải, trường hợp không thể tự hòa giải, các bên có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản để hòa giải.

Các bên tự do thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong. Nếu không hòa giải được thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Sau khi nhận được đơn, Ủy ban cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan. Sau đó phải thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp và tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên và thành viên Hội đồng hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

giải quyết tranh chấp đất đai liền kề 02

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất liền kềBước 2: Trường hợp hòa giải không thành, đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp huyện và cấp tỉnh.

Trong trường hợp đương sự đã thực hiện các thủ tục hòa giải tại bước 1 nhưng không thành, đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp huyện và cấp tỉnh để được giải quyết tranh chấp.

Sau đó, Chủ tịch Ủy ban cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan này có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn luật đất đai giải quyết tranh chấp (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban ủy ban cùng cấp.

Bước 3: Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại

Đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh nếu Chủ tịch ủy ban cấp huyện giải quyết, hoặc Bộ trưởng Bộ TN&MT nếu Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết.

Bước 4: Đương sự có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết

Trong quá trình giải quyết tranh chấp ngay từ bước thứ hai, nếu cảm thấy việc giải quyết bằng phương thức hòa giải không đem lại hiệu quả mong muốn, đương sự vẫn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo quy định.

Xem thêm bài viết: Tranh chấp đất đai khi xây nhà

giải quyết tranh chấp đất đai liền kề 03
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai liền kề

Xem thêm bài viết: Tranh chấp đất đai khai hoang

5. Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai liền kề

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ luật A+ cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật A+ về hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai liền kề. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.

Call Now

Call Now