Home » Bài viết pháp luật » Các loại tranh chấp về thừa kế phổ biến hiện nay

Các loại tranh chấp về thừa kế phổ biến hiện nay

Tranh chấp dân sự hiện nay vẫn đang là mảng nóng. Mỗi ngày có hàng trăm vụ án liên quan đến tranh chấp dân sự được Tòa án nhân dân các cấp thụ lý, giải quyết. Các tranh chấp dân sự này nếu không được giải quyết kịp thời, nhanh chóng sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội cũng như thiệt hại cho các bên tranh chấp. Vậy tranh chấp thừa kế là gì? Các loại tranh chấp về thừa kế gồm những loại nào? Luật A+ sẽ giải đáp cho bạn thông qua bài viết sau đây.

1. Tranh chấp về di sản thừa kế là gì?

Tranh chấp di sản thừa kế là mâu thuẫn giữa những người thừa kế về việc chia, quản lý di sản của người để lại thừa kế. Thông dụng hơn, tranh chấp thừa kế là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế. Trong đó quan hệ thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ người mất cho những người được thừa kế.

Xem thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

2. Các hình thức thừa kế

Tại Việt Nam, thừa kế thường được tìm thấy dưới hai hình thức đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn có quy định về thừa kế thế vị.

2.1. Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Quyền lập di chúc của cá nhân là một trong những quyền quan trọng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Vì vậy, di chúc là phương tiện phản ánh trung thực ý nguyện cuối cùng của cá nhân trong việc dịch chuyển tài sản của họ cho người khác sau khi chết. Di chúc phải có các yếu tố sau:

  • Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;
  • Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản cho người khác;
  • Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.

2.2. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế. Như phân tích ở trên, cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản của mình, sau khi cá nhân chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế. Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.

Như vậy, thừa kế theo pháp luật được hiểu một cách đơn giản là quá trình dịch chuyển di sản của người chết sang những người còn sống theo quy định của pháp luật về thừa kế. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì khi không có căn cứ để dịch chuyển di sản của người chết theo ý chí của họ thì di sản đó phải dịch chuyển theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế. Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 đã định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

2.3. Thừa kế thế vị

Ngoài hai hình thức thừa kế trên, pháp luật thừa kế nước ta còn quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những trường hợp này gọi là thừa kế thế vị. Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp đặc biệt đó là: cha, mẹ chết cùng thời điểm với ông hoặc bà thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ nhận di sản của ông, bà (Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015).
Vậy, thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác. Cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết là người thừa kế thế vị của ông, bà. Chắt cũng phải sống vào thời điểm cụ chết là người thừa kế thế vị tài sản của cụ.

Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định của bộ luật này”. Khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật Nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan”.

Luật Nuôi con nuôi quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 24: “1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Theo quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi: “Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật Nuôi con nuôi”.

3. Phân loại các dạng tranh chấp thừa kế theo pháp luật

Các dạng tranh chấp thừa kế theo pháp luật thông thường xảy ra bao gồm:

  • Tranh chấp hàng thừa kế: Tranh chấp giữa những người thừa kế cùng hàng về phần thừa kế nhận, hoặc tranh chấp giữa những người thuộc các hàng thừa kế khác nhau.
  • Tranh chấp về di sản thừa kế là tranh chấp liên quan đến số lượng, giá trị của di sản.
  • Tranh chấp cách hiểu về nội dung di chúc.
  • Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản.
  • Tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế.

Xem thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

4. Đặc điểm tranh chấp về di sản thừa kế

4.1. Đặc điểm liên quan đến huyết thống

Những người tranh chấp thừa kế thường có quan hệ huyết thống với nhau vì những hàng thừa kế đều dựa vào huyết thống với người để lại di sản theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

4.2. Đặc điểm liên quan đến hôn nhân.

Các di sản của người để lại thừa kế thường là tài sản chung của vợ chồng, do đó đặc điểm của tranh chấp thừa kế thường là vợ hoặc chồng của người để lại thừa kế khởi kiện. Ngoài ra, vợ hoặc chồng cũng được hưởng ⅔ phần tài sản chia theo pháp luật ngay cả trong trường hợp di chúc không có tên của vợ hoặc chồng đối với di sản của người để lại thừa kế, điều này cũng thúc đầy các tranh chấp nhằm giành quyền thừa kế hợp pháp cho vợ hoặc chồng người để lại di sản. Theo quy định tại Điều 644 về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: “Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.”

4.3. Đặc điểm liên quan đến nuôi dưỡng

Trường hợp con nuôi hoặc cha mẹ nuôi cũng được đưa vào hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 651 Bộ luật Dân sư 2015 chứng minh yếu tố nuôi dưỡng cũng là một đặc điểm của tranh chấp thừa kế bên cạnh yếu tố huyết thống và hôn nhân. Việc nhận con nuôi, cha mẹ nuôi phải được pháp luật thừa nhận bằng thủ tục đăng ký, trường hợp có quan hệ nuôi dưỡng thực tế nhưng chưa được pháp luật thừa nhận thì không có cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền thừa kế.

Xem thêm bài viết: Bản án tranh chấp thừa kế theo di chúc

5. Hàng thừa kế là gì? Câu hỏi trường hợp về hàng thừa kế

Hàng thừa kế là những người thừa kế theo pháp luật thuộc một trong ba hàng thừa kế được pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

các loại tranh chấp về thừa kế 01
Thứ tự thừa kế theo pháp luật

6. Các bước giải quyết tranh chấp thừa kế

Để giải quyết tranh chấp thừa kế các chủ thể có thể lựa chọn các phương thức bao gồm: Thương lượng, hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc mời một bên thứ ba (cá nhân, tổ chức) làm trung gian để phân tích, nêu quan điểm, gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên. Trong trường hợp hoà giải không thành, các bên có thể giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án:

Bước 1: Xác định thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc, kiểm tra di sản thừa kế

Đầu tiên người thừa kế cần xác định người để thừa kế có lập di chúc không? nếu lập di chúc thì kiểm tra tính hợp pháp của di chúc, nếu không có di chúc thì cần xác định hàng thừa kế của mình. Ngoài ra cần kiểm kê và xác định số lượng và loại di sản thừa kế.

Bước 2: Kiểm tra các quy định pháp lý về quyền thừa kế của mình

Cần tự kiểm tra hoặc nhờ luật sư kiểm tra quy định pháp lý trong việc bảo vệ quyền thừa kế của mình có hay không? Từ đó xác định khả năng thắng thua trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế của mình.

Bước 3: Sau khi xác định quyền thừa kế mình đã bị xâm phạm và cần pháp luật bảo vệ thì tiến hành thu thập chứng cứ

Các tài liệu chứng cứ cần bản gốc hoặc bản chứng thực, đối với các chứng từ điện tử (tin nhắn, email) thì cần tiến hành lập vi bằng.

Bước 4: Chuẩn bị đơn khởi kiện và nộp hồ sơ khởi kiện tại nơi bị đơn cư trú theo quy định tại Điều 26, Điều 35, Điều 39 Luật tố tụng dân sự 2015

7. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Các trường hợp tranh chấp về tài sản, di sản thừa kế sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án Nhân dân cấp huyện, trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền sẽ thuộc về Toà án Nhân dân cấp tỉnh. 

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  • Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại
  • khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
  • Tranh chấp về thừa kế tài sản.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
  • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
  • Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này

2. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

8. Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Luật A+:

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp thừa kế đất đai. Các dịch vụ luật A+ cung cấp đối với vụ án tranh chấp thừa kế đất đai bao gồm:

  • Tư vấn, thẩm định các điều kiện thừa kế.
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Trên đây là toàn bộ khái quát thông tin giải thích tổng quan về tranh chấp di sản, tài sản thừa kế. Qua đây chúng tôi hi vọng với thông tin trên có thể giúp bạn giải quyết được một phần nào vấn đề đang gặp phải. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.

Call Now

Call Now